Trẻ chậm nói có đáng lo ngại không? khi nào bố mẹ cần can thiệp?
31/05/2019 09:17
Khi con cất tiếng nói đầu tiên không chỉ là niềm hạnh phúc của ba mẹ mà còn là dấu hiệu cho thấy con bạn đã biết về ngôn ngữ, biết cách phát âm và biết nói. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trẻ chậm nói, 18 tháng chưa biết nói, thậm chí 2 tuổi, 3 tuổi cũng chưa biết gọi ông bà, bố mẹ.
Vậy trẻ chậm nói có đáng lo ngại không?
Thực tế, mỗi bé đều có những thời điểm bật nói khác nhau. Có bé dưới 18 tháng tuổi đã biết nói, có những bé tận 3 tuổi, thậm chí 4, 5 tuổi mới biết nói. Tuy nhiên, thời điểm hợp lý con biết nói, đúng với sự phát triển bình thường của trẻ là từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi. Sau mốc 2 tuổi con vẫn chưa nói được từ nào bố mẹ nên chú ý theo dõi bé để phát hiện những dấu hiệu của trẻ chậm nói.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói?
Cho trẻ xem tivi, ipad, điện thoại quá sớm
Khi trẻ quấy khóc, lười ăn, biện pháp hữu hiệu nhất của ba mẹ là đưa điện thoại cho con nghịch, bật tivi cho con xem. Rồi khi ba mẹ có công việc mang về nhà, để con tự chơi một mình. Có thể ba mẹ nghĩ đây là việc rất bình thường nhưng vô hình chung những điều này có thể khiến con chậm nói. Vì sao vậy? Khi trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, xem tivi trẻ sẽ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều, còn khi nói chuyện với mẹ thì trẻ vừa là người nghe, vừa là người nói và có thể bày tỏ ý kiến của mình.
Bố mẹ ít trò chuyện với con
Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, trẻ mới chỉ bi bô một số từ, có thể không rõ nghĩa, nói chậm . Vì khi mới bắt đầu nói, vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cơ quan phát âm cũng chưa hoạt động linh hoạt. khi trò chuyện với trẻ, phần lớn là cuộc đối thoại đơn lẻ từ phía người lớn. Do đó ba mẹ cần kiên nhẫn, bởi dù trẻ nói ít, nhưng thông qua lắng nghe ba mẹ nói sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và tăng vốn từ cho trẻ.
Không được giao lưu chơi với các bé bên ngoài
Trẻ cần được giao lưu, hòa nhập với bạn bè xung quanh, được nô đùa thỏa thích. Môi trường này sẽ kích thích trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói hơn.
Trẻ sinh non
Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ chậm nói cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trong quá trình phát triển trẻ khó đạt được những mốc phát triển thông thường, mặc dù trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng vẫn xuất hiện dấu hiệu chậm nói.
Trẻ chậm nói do tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ với 3 đặc trưng cơ bản là giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ( chậm nói) và có hành vi bất thường.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì?
Tình trạng trẻ chậm nói có thể đã được biểu hiện từ nhiều tháng trước đó, nếu mẹ để ý thấy những dấu hiệu sau:
Trẻ 2 tháng tuổi: Không có phản ứng với giọng nói của cha mẹ
Trẻ 3 tháng tuổi: không quan tâm tới mọi thứ xung quanh
Trẻ 4 tháng tuổi: “dửng dưng” với âm thanh đặc biệt là âm nhạc
Trẻ 6 tháng tuổi: không thích cười và không bảo giờ tự cười
Trẻ 8 tháng tuổi không bắt chược, bập bẹ nói
Khi mẹ nhận thấy một trong những biểu hiện trên thì cần đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra về khả năng ngôn ngữ của bé. Nếu mẹ không quan sát được những điều trên thì cần chú ý giai đoạn từ tháng 12 – 24, xem bé có dấu hiệu sau:
Không sử dụng nhiều điệu bộ, cử chỉ như vẫy tay, cúi chào, đưa tay nhận đồ,… Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp. VD mẹ bảo bé chào mọi người, nhưng bé chỉ vẫy tay mà không nói.
Sau 24 tháng nếu bé vẫn không tự mình nói được hoặc khả năng nói bị hạn chế thì mẹ nên cho bé đi khám. Khả năng bắt chước âm thanh và ghi nhớ kém. Có nhiều từ mẹ dạy nhưng bé không nhớ hoặc mất nhiều lần mới nhớ. Sau 24 tháng nếu bé vẫn không tự mình nói được hoặc khả năng nói bị hạn chế, chỉ nói được một số âm thanh đơn giản thì mẹ nên cho bé đi khám.
Bố mẹ cần làm gì khi con chậm nói?
Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Trẻ có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?
Từ lúc mới sinh, mẹ hãy hình thành thói quen nói chuyện với bé, kể về mọi việc hàng ngày, đồ đạc trong nhà hay những điều xung quanh để tăng cường sự tiếp xúc về mặt ngôn ngữ cho bé. Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên đọc truyện cho bé nghe và xem sách có họa hình. Minh họa bằng lời nói và chỉ cho bé thấy những hình ảnh trong sách.
Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên đọc truyện cho bé nghe và xem sách có họa hình. Mẹ hãy bắt đầu tập nói cho bé từ những từ đơn giản như ông, bà, bố mẹ, … Khi trẻ 1 tuổi, mẹ có thể dạy cho con gọi tên các đồ vật đơn giản, màu sắc của chúng. “Tận dụng” mọi lúc, mọi nơi để nói chuyện với bé. Dù là đi mua đồ, đi ăn hay đi chơi, hãy nói chuyện với bé về chuyến đi, quang cảnh xung quanh. Mẹ không nên nghĩ vì bé còn nhỏ, không hiểu gì và chỉ nói chuyện với người lớn. Điều này có thể khiến bé cảm thấy không được quan tâm và càng ngại nói.
Cho bé nghe những loại âm thanh khác nhau cũng là một cách khuyến khích bé nói. Mẹ hãy cùng bé ngồi xem chương trình thiếu nhi, video ca nhạc và chia sẻ về những tình tiết, nhân vật. Đặc biệt không bắt chước giọng trẻ con để nói chuyện với bé. Khi nói chuyện, mẹ cần nói giọng chuẩn để tránh trường hợp bé nhái theo giọng mẹ. Sau này khi lớn, bé sẽ quen dần và sẽ khó sửa hơn. Hãy cho bé ra ngoài gặp gỡ bạn bè để tăng cơ hội giao tiếp của bé với những bạn đồng trang lứa. Khi ở trong môi trường thích hợp, bé sẽ học nói rất nhanh vì muốn giao tiếp với những bạn khác.
Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt. Bạn nên chăm chỉ, kiên nhẫn nói chuyện với con hàng ngày, đó là cách tốt nhất để con biết nói. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên mua thêm các dụng cụ để hỗ trợ ngôn ngữ cho con như: bảng chữ cái, bảng tập đánh vần và học số… Nên chọn bảng có âm thanh để con có thể nghe và bắt chước theo.